Bệnh đậu gà là một trong số những vấn đề đau đầu nhất mà những người nuôi gà chọi và thịt thường gặp phải. Nếu không nhanh chóng can thiệp thì vật nuôi có thể chết bất kỳ lúc nào. Bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu từ a – z loại bệnh này để tìm cách điều trị hiệu quả nhất nhé!
Bệnh đậu gà là gì?
Đậu gà là bệnh có tỷ lệ mắc lên tới 95% và sẽ chết dần trong khoảng thời gian dài. Nó được gây ra bởi một loài virus truyền nhiễm và khiến cho người nuôi chịu tổn thất nặng nề về kinh tế. Thông thường tỷ lệ mắc bệnh này chủ yếu ở gà, tuy nhiên các loài như gà tây, bồ câu, chim cũng có thể mắc.
Đặc điểm của loại bệnh này đó là sẽ xuất hiện những nốt nổi lên như hạt đậu trên các vùng da không có lông của gà. Những con bị mắc virus sẽ có nguy cơ bị tăng sinh và thoái hóa ở lớp thượng bị biểu mô đường hô hấp Cụ thể là các vị trí như miệng, hầu, họng và thực quản.
Tất cả các giống gà đều có thể mắc phải tình trạng này dù đó là gà thịt hay chọi. Tỷ lệ mắc virus của loài này trong khoảng 10 – 95% và khả năng chết từ 2 – 3%. Tốc độ lây lan của nó khá nhanh nhất là trong điều kiện nuôi nhốt chung. Do đó, nếu không phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời thì thiệt hại của người nuôi là vô cùng lớn.
Các nguyên nhân gây bệnh đậu gà đến từ đâu?
Nguyên nhân gây bệnh này trên gà là vì nhiễm virus fowlpox. Đây là loại virus truyền nhiễm có cấu tạo DNA dạng sợi đôi và bên ngoài sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid. Khi thâm nhập được vào cơ thể của vật chủ nó sẽ nhận lên trong tế bào chất của tế bào thượng bị hô hấp.
Điều đặc biệt là loại virus này có sức đề kháng cực kỳ cao nên có thể tồn tại rất lâu trong môi trường sống của gia cầm. Thông thường nó sẽ trú ngụ ở các vị trí như chất độ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, vỏ hạt đậu,… Tuy nhiên loại virus này có thể bị tiêu diệt nếu sống trong môi trường nhiệt độ trên 50 độ C trong khoảng thời gian trên 30 phút.
Tốc độ lây lan của bệnh sẽ không quá nhanh nếu như nuôi nhốt khác chuồng trại. Còn nếu gà ăn chung, chung thì tốc độ lây nhanh hơn nhiều. Nó có thể truyền virus qua không khí, qua các vết thương ngoài da khi cắn mổ nhau,… Tuy nhiên phương thức lây lan chính của bệnh đầu gà đó là khi bị các loài côn trùng như muỗi, mòng, rận,… cắn.
Các triệu chứng của bệnh đậu gà biểu hiện qua các thể
Bệnh đậu gà xuất hiện ở nhiều thể khác nhau và biểu hiện mỗi thể sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể là:
Thể ngoài da
Thể này thường xuất hiện ở những chú gà đã trưởng thành. Các hạt mụn như hạt đậu sẽ mọc lên ở các vùng không lông như mào, miệng, chân,… Khi mới xuất hiện các nốt này sẽ có màu trắng và kích thước nhỏ. Lâu dần nó phát triển thành mụn nước có màu ngả vàng. Sau đó nó vỡ ra và khô lại nên thành các nốt sần có màu sậm. Các vảy này có thể bị nhiễm trùng và làm cho tình trạng da tệ hơn rất nhiều.
Thể niêm mạc
Thể niêm mạc hay còn gọi là thể ướt thì thường xuất hiện ở những chú gà con khoảng 3 – 4 tuần tuổi. Nó tạo thành những màng giả ở các vùng niêm mạc của vòm miệng, hầu, họng, khí quản.
Biểu hiện của những con bị bệnh là khó thở, ủ rũ, bỏ ăn,… Nếu như lớp màng này bị bóc ra thì sẽ gây chảy máu trên vùng tổn thương. Nếu nó mọc ở vị trí mũi và mắt có thể dẫn đến tình trạng đọng mủ gây ngạt thở, mù mắt,…
Bệnh đậu gà thể hỗn hợp
Có những chú gà con mắc phải cả hai thể khô và ướt. Nó bao gồm dấu hiệu của 2 thể trên và tình trạng sức khỏe của gà sẽ giảm sút nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong trường hợp này lên tới 2 – 3%.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh đậu gà nhanh và hiệu quả
Có một điều đáng tiếc đó là bệnh đậu gà cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Cho nên khi điều trị tình trạng này người nuôi cần áp dụng nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả.
Đầu tiên ở các vết mụn thì chủ gà cần dùng xanh methylen hoặc glycerin 10% để sát khuẩn. Nếu làm thường xuyên thì các nốt sần sẽ nhanh chóng khô và tự bong tróc, hạn chế tình trạng xuất huyết.
Đối với những con bị thể niêm mạc thì cách điều trị phức tạp hơn. Nên sử dụng các loại thuốc có thành phần Oxytetracycline hoặc Neomycin để nhỏ vào vùng niêm mạc của gà.
Ngoài ra, người nuôi cần vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống thường xuyên để tránh tình trạng virus sinh sôi. Đối với những con đã quá nặng thì biện pháp hữu hiệu nhất là tiêu hủy để chặn đứng nguy cơ lây lan cho cả đàn.
Biện pháp phòng bệnh đậu gà được đánh giá cao
Vì khi đã mắc bệnh thì tỷ lệ chết của gà lên tới 2 – 3% cho nên tốt nhất là người nuôi nên chủ động phòng bệnh. Dưới đây là một số cách phòng hiệu quả được các bác sĩ thú y hướng dẫn:
- Tiêm vaccine sẽ giúp cho gia cầm phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh. Loại vaccine được sử dụng nhiều nhất đó là Vaccine Poxine. Lưu ý đó là chỉ sử dụng cho những con khỏe mạnh từ 6 tuần tuổi trở lên.
- Người nuôi nên nhỏ các loại thuốc tăng sức đề kháng vào nước uống trong vòng 3 – 5 ngày. Những loại thuốc phổ biến đó là AMPI – COLI extra và AZ GENTA – TYLOSIN.
- Đối với các vật dụng chung như máng ăn, máng uống, chuồng trại,… thì cần phải được vệ sinh và sát khuẩn thường xuyên. Không sử dụng các loại thức ăn khô như hạt đậu để quá lâu vì nguy cơ gây bệnh rất cao.
- Khi có một vài con bị nhiễm virus rồi thì cần được cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm. Nhất là phải đảm bảo môi trường sống của chúng luôn thông thoáng, ít muỗi và côn trùng.
Bệnh đậu gà có lây sang cho người hay không?
Loại bệnh này không lây nhiễm trực tiếp từ gà sang người. Cho đến nay vẫn chưa thấy ghi nhận nào cho nguy cơ này do đó nhà nuôi không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để phòng trừ các trường hợp không may thì khi tiếp xúc với nguồn bệnh vẫn nên đeo găng tay và bịt khẩu trang. Ngoài ra tránh để vết thương hở chạm vào các nốt mụn đậu.
Phân biệt bệnh đậu gà với một số bệnh tương tự
Đậu gà thường bị nhầm lẫn với một vài bệnh tương tự trên gia cầm. Người nuôi cần phân biệt được các thể loại bệnh này để có hướng điều trị chính xác nhất:
- Newcastle cũng là một tình trạng gây hoại tử và loét ở các niêm mạc của gia cầm Nhìn qua có vẻ giống bệnh đậu nhưng thực tế Newcastle gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày chứ không phải hô hấp.
- Nấm phổi cũng là một trường hợp gây màng giả ở niêm mạc họng nên thường khiến nhiều nhà nuôi nhầm lẫn. Tuy nhiên điểm khác biệt là màng giả của nấm phổi xuất hiện dưới dạng mảng tròn và khô.
- Viêm thanh quản thường bị nhầm thành thể niêm mạc của bệnh đậu. Nhưng biểu hiện của bệnh này lại là có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh, trong quy mô đàn rất lớn. Gà bị nhiễm bệnh sẽ ho hen từng cơn và mảng giả dễ bóc không gây xuất huyết.
Bệnh đậu gà là tình trạng thường gặp ở các chú gà được nuôi nhốt tại môi trường sống ẩm ướt, không đảm bảo. Cần phải phát hiện và điều trị sớm thì đàn gà mới khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã mang đến các kiến thức nuôi gà hữu ích chi chủ gà.
Xem thêm về bệnh gà:
Hiểu Rõ Bệnh Cúm Gà Và Vệ Sinh Chuồng Trại Đúng Cách
Bệnh Bạch Lỵ Ở Gà – Cách Phòng Tránh Chủ Nuôi Cần Biết
Bệnh Coryza ở gà – Mẹo chữa trị và phòng ngừa hiệu quả